Báo cáo Bộ trưởng Bộ Công thương Danh_sách_các_vụ_vi_phạm_về_môi_trường_Việt_Nam_2016

Chiều 6-10, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện còn nhiều doanh nghiệp trong ngành này làm nhà máy, đã đưa vào vận hành nhưng chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường như: Nhôm Lâm Đồng, Nhiệt điện Vũng Áng - PVN, Nhiệt điện Duyên Hải 1…

Một số doanh nghiệp thay đổi các hạng mục bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt mà chưa thông báo cho cơ quan phê duyệt ĐTM biết, hoặc đã thông báo nhưng chưa được chấp thuận nhưng đã triển khai thực hiện như Nhôm Lâm Đồng, Nhiệt điện Duyên hải 1.

Có doanh nghiệp chưa có giấy phép khai thác tài nguyên nước như Nhiệt điện Duyên hải 1.

Một số doanh nghiệp chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Nhiệt điện Duyên hải 1, Nhiệt điện Hải phòng, Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp (PTSC) Quảng Bình, PTSC Đà Nẵng, PTSC Dung Quất, Công ty TNHH MTV phân bón dầu khí Cà Mau - PVN, Nhà máy đóng tầu Dung Quất - PVN.

Có doanh nghiệp không vận hành hệ thống xử lý nước thải (Nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối của Tập đoàn Dệt may không vận hành mà xả thẳng ra môi trường.

Tại một số nhà máy luyện thép, mặc dù đã được lắp hệ thống kiểm soát bụi, khí thải nhưng do nhà máy đã cũ, công nghệ lạc hậu nên bụi vẫn không được kiểm soát triệt để. Đặc biệt khi nạp liệu vào lò luyện hay khi dập cốc tại lò luyện cốc (Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - TISCO).

Công ty nhiệt điện Quảng Ninh, khi kiểm tra, kết quả nước làm mát tại cửa xả có thời điểm lên đến 46 độ C, vượt ngưỡng cho phép…[7]